Những điểm lưu ý về lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép tại Việt Nam.

thg 5 30, 2021 thuy.nguyen

Theo quy định tại Điều 154 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-NP có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, hiện nay có 20 trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay còn gọi là đối tượng được miễn giấy phép lao động. Trong đó chia làm 3 nhóm trường hợp:

Các trường hợp cần xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động và cần xin xác nhận miễn Giấy phép lao động, đó là:

  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  • Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
  • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
  • Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
  • Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Các trường hợp được miễn cả 2 bước xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin miễn giấy phép lao động: Có 5 trường hợp được miễn cả 2 bước trong thủ tục xin miễn giấy phép lao động. Tuy nhiên, ít nhất 3 ngày trước ngày dự kiến người nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.5 trường hợp này bao gồm:

    • Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
    • Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    • Người nước ngoài là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
    • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
    • Người nước ngoài là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Các trường hợp không cần xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải tiến hành xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu công việc của người nước ngoài, và ít nhất 3 ngày trước ngày dự kiến này, người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc. 2 trường hợp này là:

    • Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
    • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

    Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết, thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc…

    Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

    Hồ sơ đề nghị Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài theo quy định mới tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/02/2021 như sau:

    • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
    • Giấy chứng nhận sức khỏe
    • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ngoại trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
    • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

    (Các giấy tờ quy định nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật)

    Mọi thắc mắc về thủ tục xin xác nhận miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài đều được tư vấn chi tiết, miễn phí bởi Công ty Tư vấn Toàn Cầu https://vietnamworkpermit.vn/ Hãy gọi 0868257532 hoặc email [email protected] khi bạn cần sự tư vấn của chúng tôi.

    Liên hệ ngay để được tư vấn

    Vietnamworkpermit.vn - Bản quyền thuộc về Vietnam-legal.com

    - Địa chỉ: Tầng 6, số 95 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

    - Điện thoại: (+84) 24 356 26 100

    - Hotline: (+84) 868 25 75 32

    - Email: [email protected]

    - Website: http://www.vietnamworkpermit.vn / http://www.vietnam-legal.com